Nhạc công organ đi show ngày nay đã là một trào lưu được nhiều người theo đuổi và thích thú. Để thành công được với cái nghề này đó là một vấn đề khó. Cũng như nhiều người trong nghề thường hay nói đùa với nhau rằng. Cái nghề đệm đàn organ là cái nghề “Bắt lợn” nghe thì có vẻ thô tục và hài hước nhưng nó đúng với thực tế.
Vì sao, các nhạc công chuyên nghiệp lại cho cái nghề đệm đàn organ cho người khác hát lại là cái nghề “Bắt lợn”, thật ra là người nhạc công là đệm đàn cho người hát nhưng đa phần là những người chỉ biết hát mà không biết nghe, hát theo một bản năng hay ngẫu hứng trong khi không biết gì về âm nhạc. Và một cái khổ của nhạc công đó là phải đuổi theo người hát sao cho nó đúng tone-tempo mệt hết cả hơi nên được ví như người bắt lợn vậy.
>> Xem thêm: cách chọn đàn organ đánh show
Nhưng làm cách nào để mà đuổi kịp người hát, mà không làm ảnh hưởng đến hòa khí đó là một vấn đề không phải ai cũng có thể làm được đều này ảnh hưởng đến chất lượng nơi đào tạo âm nhạc, những kinh nghiệm và trải nghiệm thực tế và thêm nữa là sự học hỏi không ngừng của các nhạc công với nhau.
Không phải ai học đàn organ thì cũng đều trở thành một nhạc công chuyên nghiệp.
Kinh nghiệm và bài học vui cho nhạc công đánh show.
- Niềm vui đánh show đám cưới
Là những nhạc công đánh show đám cưới không cần phải đàn quá giỏi hay phải đánh đúng điệu đúng tông hay hoàn chỉnh bài nhạc, mà yếu tố quan trọng mà sự nhạy bén và đuổi kịp với người hát. Bởi đa số những người hát đám cưới là những ca sĩ nghiệp dư không chuyên, hát một cách không ý thức và đặc biệt là một vài nhạc công còn phải chịu những trận giận giữ của người biểu diễn một cách vô ý thức.
2. Những tình huống khó đỡ khi nhạc công chạy show các chương trình quy mô nhỏ hay phòng trà
Thường ở những chương trình này người nhạc công cũng gặp không ít khó khăn. Vì ở đây những người biểu diễn đa phần là biết sơ về âm nhạc, có những người được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp, nhưng cũng có những người không biết gì tỏ ra mình biết. Để đệm đàn cho những chương trình này, người nhạc công phải có kỉ thuật nhạy bén trong các tình huống và kinh nghiệm lâu năm thì mỗi đỡ nỗi những tình hướng dỡ khó dỡ cười.
Thường thì không phải bài nhạc nào nhạc công cũng điều biết, vì vậy nhạc công hay chọn cách nước tới chân mới nhảy và đi theo người hát. Nhưng với cách này phù hợp với nhạc công quen tay trên phím đàn chỉ cần nhìn người hát và biết khi nào nên vào khi nào nên ra. Nếu những người không quen sẽ dẫn đến là nhầm nốt.
Có một tình huống cũng rất vui của anh em nhạc công: Hôm đó là chương trình giao lưu với quy mô không nhỏ , những nhạc công đánh ở đây toàn là dân chuyên nghiệp. Và ca sĩ chủ yếu là khách mời, nên không được tập trước với nhau. Và một tình huống xảy ra, đó là một cô ca sĩ hải ngoại, khi báo bài với nhạc công các nhạc công đã ok hết thì cô ca sĩ bảo là đánh tông “Si”, các nhạc công cũng đánh theo yêu cầu là tông Si. Và cô hát chới với vì quá cao với giọng, khi chương trình kết thúc có ngồi với nhau thì cô ca sĩ bảo sao mấy anh đánh sai tông vậy, tôi báo tông si mà đánh cao vậy. Mọi người mới nói đánh đúng tông Si chị bảo. Hỏi lần mò ra thì mới dỡ lỡ: Vì bên nước ngoài giọng Đô “là C” gọi là “Si”, nhạc công cứ nghĩ là giọng Si “là B”.
Những pha khó đỡ và những tình huống khó khăn chủ yếu là trải nghiệm và những kiến thức này không một trường nào đào tạo chỉ có những giáo viên dạy organ chuyên nghiệp và kinh nghiệm mới chia sẽ được.
3. Những khó khăn khi đệm đàn trong các chương trình lớn
Thường trong những chương trình lớn chủ yếu nhạc công ở đây là những người thành công – chuyên nghiệp và kỉ thuật giỏi. Nhưng không phải thế mà áp lực và khó khăn không phải trải qua, càng lên cao người nghệ sĩ càng phải phấn đấu và trao dồi nhiều hơn nữa. Với những chương trình lớn, người nghệ sĩ phải chịu áp lực nhiều vì nếu đánh sai tông hay một chút sơ sảy cũng có thể làm hỏng một chương trình.
Nhưng thực tế không có một cái nghề nào mà không có thử thách và chông gai. Vấp ngã để mình trưởng thành và phải cố gắng nhiều hơn, và quyết tâm vượt qua để trở thành một nhạc công chuyên nghiệp hay một tay đệm đàn xuất sắc. Những ai là một nhạc công hãy nhớ “Người chuyên nghiệp tập cho đến khi không bao giờ hỏng, kẻ nghiệp dư tập đến khi chơi được”
Vì vậy, hãy luôn phải đặt mình vào tư thế của người nghiệp dư bởi vì cái đích “không bao giờ hỏng” chỉ đạt được khi họ không bao giờ chơi nữa!.
Trường chuyên đào tạo nhạc công organ đi show
Hiểu được nhu cầu về học nhạc công organ đi show, Trường Nhạc Việt Thanh mở lớp học organ liên tục và thường xuyên để đáp ứng nhu cầu học tập của học viên.
Trường luôn tự tin về chất lượng dạy và học, những giáo viên đứng lớp là những nhạc công giỏi và chuyên nghiêp. Là những tay nhạc công kì cựu và lâu năm. Bạn sẽ hài lòng khi tham gia lớp học organ đi show tại Trường.
Chúc bạn may mắn và tìm được một môi trường học tập thật tốt!
>> Xem thêm: giá đàn organ roland ea7